Định nghĩa van điều khiển trong công nghiệp
Định nghĩa van điều khiển là gì?
- Van điều khiển là một loại van công nghiệp. Được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất, chế biến. Van được đóng mở một cách tự động bằng điện hoặc khí nén nhờ vào tín hiệu điều khiển. Van có thể nhận tín hiệu điều khiển on/off hoặc tín hiệu tuyến tính theo tỷ lệ. Với tín hiệu tuyến tính tỷ lệ thì thông thường trong công nghiệp và tự động hóa chúng ta vẫn hay dùng đến tín hiệu analog 4-20mA, 0-20mA, 0-10V, 1-5V… Với tính hiệu analog sẽ giúp van hoạt động theo tỷ lệ khá nhuyễn từ 0-100% nên chúng ta còn có thể gọi là van tỷ lệ.
Van điều khiển có những loại nào?
- Van điều khiển thông thường có nhiều loại. Nhưng tiêu biểu trong công nghiệp thường dùng có một số loại như sau:
Van điều khiển bằng khí nén.
- Van được điều khiển, kích động hoàn toàn bằng khí nén theo dạng on/off hoặc tuyến tính. Với loại van này thì cũng có nhiều ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Nhưng có một vài lưu ý mọi người cùng tham khảo nhé
Lưu Ý cho người vận hành, sử dụng
- Thường xuyên kiểm tra độ rò rỉ van :Thường xuyên kiểm tra độ rò rỉ van định kỳ. Việc này rất quan trọng trong quá trình sản xuất đặc biệt là nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
- Kiểm tra áp suất lưu chất trước khi sử dụng: Người vận hành, sử dụng nên kiểm tra áp suất lưu chất đầu vào của van điều khiển khí nén bằng cách lắp đặt thêm đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến áp suất trên đường ống mà lưu chất đi qua trước khi vào van.
- Kiểm tra áp suất khí nén điều khiển cho van : Thông thường tất cả các hãng van điều khiển khí nén đều phải có đồng hồ áp suất để kiểm tra áp suất điều khiển của khí nén trước khi vào van. Vì đa số màng van của tất cả các hãng chỉ chịu được áp suất tối đa là 6 bar. Tuy nhiên với một số hãng của China, Taiwan thì van sẽ không có thêm đồng hồ áp suất vì lý do giảm chi phí hoặc một số lý do riêng khác. Với những hãng này thì người vận hành hoặc người mua van nên yêu cầu option thêm phần đồng hồ áp suất này. Vì khá quan trọng cho việc đảm bảo chất lượng van. Hoặc với một số nhà máy lớn của Mỹ họ sẽ mặc định ko sử dụng van điều khiển khí nén của các hãng nếu ko có đồng hồ áp suất mặc định (standard) cho van.
- Kiểm tra nhiệt độ lưu chất và nhiệt độ môi trường: Vấn đề về nhiệt độ tưởng chừng như không ảnh hưởng và không quan trọng trong việc vận hành và hoạt động của van điều khiển khí nén tuy nhiên đó là cách suy nghĩ có phần không đúng. Vì khi nhiệt độ lưu chất không đúng với quy cách của van sẽ dẫn đến việc hư hỏng nặng hơn sẽ gây cháy nổ và mất an toàn cho người vận hành. Với nhiệt độ môi trường không đúng quy cách thì cũng ảnh hưởng trực tiếp lên van, rất nhiều hư hỏng cho van.
Lưu ý khi chọn van điều khiển khí nén:
Một số lưu ý quan trọng nhất khi chọn van điều khiển khí nén mà chắc hẳn nhân viên bán van điều khiển khí nén nào cũng cần phải biết để chọn cho khách hàng một van đúng tính năng kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề giá cả cho khách hàng
- Loại van điều khiển để tư vấn cho người dùng:
- Van có nhiều loại tùy thuộc vào ứng dụng mà lưu chất để chọn ra loại van phù hợp nhất (Van bướm, van cầu, van bi, van cổng…)
- Van thường đóng hay van thường mở.Tùy vào yêu cầu cũng như tính năng, ứng dụng của lưu chất mà chọn van điều khiển khí nén cho khách hàng. Van điều khiển khí nén rất khác so với van điều khiển điện ở đặc điểm này vì có phân biệt ra thường đóng và thường mở.Lực đóng van điều khiển khí nén:
- Lực đóng van rất quan trong cho van vì nếu chọn thiếu lực đóng van sẽ dẫn đến trường hợp van đóng không kín (đóng ko được hoàn toàn 100%) dẫn đến bị rò rỉ hoặc nếu như chọn lực đóng van quá dư thì dẫn đến việc giá thành van bị mắc lên làm mất đi tính kinh tế cho van.
- Nhiệt độ lưu chất.
- Lưu chất là gì ?
Van điều khiển bằng điện:
- Van được điều khiển và kích động hoàn toàn bằng điện. Thông thường là bộ phận actuator sẽ được lắp đặt một động cơ điện (AC hoặc DC). Động cơ cũng có 2 dạng điều khiển là tuyến tính (Tỷ lệ) theo tín hiệu nhận là analog và dạng đóng mở on/off.
Một số lưu ý về van điều khiển bằng điện khi chọn van:
- Kích thước van (DN).
- Áp suất của van (PN) : Áp suất của Van hay còn gọi là áp suất chịu đựng của van. Đa số người dùng thường hay dùng từ PN để chỉ về tính năng này. Thông thường là PN10/PN16/PN25/PN40/PN63/PN100….
- Áp suất đóng van điều khiển điện: Áp suất đóng van hay còn gọi là lực đóng van hoặc closing pressure. Tuy nhiên có một thông số mà tất cả các hãng sản xuất van thường dùng là Delta P (ΔP). Đây là lực chênh áp giữa áp suất ngõ vào và ngõ ra của van. Dựa vào áp suất này mà chúng ta có thể chọn lực đóng của actuator cho van.
- Áp suất đầu vào và áp suất đầu ra của van: Việc xác định áp suất vào, áp suất ra van điều khiển điện là công việc khá quan trong.
- Lưu chất làm việc của van điều khiển điện. Tùy thuộc vào tính năng vật lý, hóa học của lưu chất cũng như ăn mòn, không ăn mòn, giãn nở… mà chúng ta lựa chọn vật liệu chế tạo cho các thành phần của van cho phù hợp. Đây được coi là một trong những công việc quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của van điều khiển điện.
- Lưu lượng sử dụng. Phần này thì có lưu lượng Max, lưu lượng Min và lưu lượng trung bình.
- Nhiệt độ lưu chất.
- Điện áp sử dụng của van.
- Loại van dùng đóng mở on/off hay đóng mở tuyến tính (van tỷ lệ)
- Nếu là van tuyến tính thì cần xác định tín hiệu điều khiển van là tín hiệu gì?
Van điều khiển tuyến tính – van điều khiển on/off
- Van điều khiển tuyến tính là loại van có thể nhận được tín hiệu điều khiển analog nhờ vào bộ positioner giúp van chạy một cách tuyến tính theo tỷ lệ 0-100%. Van tuyến tính được dùng rất nhiều trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.
- Van điều khiển on/off sẽ không nhận được tín hiệu analog vì không được trang bị bộ positioner chính vì thế van on/off sẽ chắc chắn không chạy theo tỷ lệ được.
Liên hệ mua hàng :
CÔNG TY TNHH TM DV THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT NHẬT
ĐT: +84 283 7432 612
Fax: +84 283 7437 814
Email: [email protected]
website: vn-tech.com.vn
Địa chỉ : Số 37 Đường 16, Phường Bình Trưng Đông, Quận 2, TPHCM, Việt Nam